Ngày 25 tháng 04 năm 2024

“Free shape” – thách thức của Hệ mái

Kiến trúc sư là một nghề sáng tạo đầy cảm hứng, với những biến tấu đa dạng về hình dạng, sự kết hợp cá tính của mỗi kiến trúc sư và sự đồng thuận của chủ đầu tư ngày càng tạo nên những dự án khác biệt.

Ngoài những những hình hộp đơn giản, kiến trúc đương đại đang dần hướng con người đến với những thiết kế  “free shape”, có nghĩa là những thiết kế gần gũi với tự nhiên, ngày càng tự do và bay bổng, mềm mại và có tính biểu tượng cao.  “Free Shape” được các kiến trúc thể hiện nhiều ở phần mái của dự án. Bởi, phần mái không bị giới hạn tầng không gian phía trên, có thể thỏa sức thể hiện ý tưởng của kiến trúc sư mà không bị hạn chế về diện tích và không gian. Hơn thế, phần mái cũng là điểm nhấn của công trình, là nơi đầu tiên mà người ta sẽ chú ý đến, quyết định tính ấn tượng của dự án. Do vậy, hệ mái “free shape” phải đảm bảo cả về kỹ thuật và thẩm mỹ:

  1. Về kỹ thuật: cách âm, cách nhiệt tốt, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng, phù hợp với thời tiết nóng ẩm của Việt Nam và có thể lắp đặt thêm các ứng dụng khác …
  2. Về thẩm mỹ : cong mềm mượt và đáp ứng được hình dạng “free shape” của dự án.

Dự án Bảo tàng Khoa học và Nghệ thuật Singapore
Liệu có hệ mái nào đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thiết kế “ free shape”? Câu trả lời là có!
Với hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công các hệ mái khó nhất ở trong nước và quốc tế, Epower tin rằng hệ mái nhôm hoàn toàn có thể sử dụng trong các thiết kế “ free shape”?
Vậy hệ mái nhôm đã đáp ứng các thiết kế “ free shape” như thế nào?

Thứ nhất, tấm mái đa hình dạng

Để có thể thi công được nhiều hình dạng của công trình, hệ mái cần có tấm mái đa hình dạng. Khác với tấm các hệ mái khác, tấm mái chỉ có 1 kích thước cố định, tấm mái nhôm hoặc mái đồng được cắt theo nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.

Cũng vì lẽ đó, số lượng hình dạng công trình đáp ứng được của hệ mái nhôm ngày càng được mở rộng và đa dạng. Từ hình chóp, chiếc nón quai thao của dân ca quan họ Bắc Ninh, hay bông hoa đang nở, nửa bán cầu tới, hạt lúa, mũi tàu…. Hệ mái nhôm đáp ứng gần như hoàn hảo các hình dáng này.

Thứ hai, Khả năng vượt nhịp lớn

Hầu hết các công trình công cộng là nơi tập trung đông người nên cần tầm nhìn rộng, số lượng cột giữa nhà được tiết giảm tối đa. Do đó, hệ mái cần vượt nhịp lớn và kết cấu nhẹ. Tấm mái nhôm trong các dự án  Epower đã sử dụng là các tấm mái chạy dài liên tục bằng chiều dài mái, không cần ghép nối tấm. Tấm dài nhất được ghi nhận tại thời điểm này là của dự án Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, chiều dài tới 86m.

Thứ ba, đảm bảo các đặc tính kỹ thuật cần thiết

Dù công trình có bất kỳ hình dáng “free shape” nào thì yếu tố cần thiết nhất của mỗi công trình vẫn là công năng sử dụng. Một công trình công cộng cũng không nằm ngoài quy luật này. Yêu cầu then chốt vẫn luôn là: cách âm và cách nhiệt tốt, đa dạng theo bất kỳ hình dạng nào nhưng góc cong phải mềm mại và đảm bảo kín nước hoàn toàn.
Bằng các thí nghiệm thực hiện bởi đơn vị thứ ba và thực tế sử dụng ở các sân bay, nhà ga hành khách, nhà thi đấu đa năng hay rạp chiếu phim … đã thi công, hệ mái nhôm, mái đồng do Epower triển khai luôn được các chủ đầu tư đánh giá cao về cả kỹ thuật và mỹ thuật.

Sở dĩ, có thể làm được như vậy, là vì Epower luôn áp dụng các tiêu chuẩn cao trong quá trình thiết kế, xây dựng giải pháp phù hợp nhất đối với mỗi hình dạng và giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thi công. Chúng tôi tôn trọng mong muốn của mỗi khách hàng, cố gắng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của kiến trúc sư, chủ đầu tư, và luôn tìm tòi, học hỏi để ngày càng phát triển.
 “Hãy cứ mạnh dạn triển khai các ý tưởng của mình, bởi vì Epower luôn có những giải pháp độc đáo để hiện thực hóa các ý tưởng đó”.